Du học Thanh Giang cũng như rất nhiều cá nhân, cũng như doanh nghiệp Việt Nam đều thắc mắc rằng tại sao các doanh nghiệp Nhật Bản luôn thành công khi đầu tư cũng như phát triển tại Việt Nam. Vậy, lý do chính là đâu?
Với nhiều năm làm việc tại Nhật Bản, Du học Thanh Giang có đúc kết ra được một số kinh nghiệm thực tế khi quan sát thực trạng hoạt động sản xuất và kinh doanh của một số doanh nghiệp Nhật Bản, cả ở Nhật và ở Việt Nam. Theo tổ chức Xúc tiến Thương Mại Nhật Bản(Jetro) thì năm 2014 có hơn 62% số doanh nghiệp Nhật Bản xác nhận làm ăn có lãi và 66% DN có ý định mở rộng quy mô kinh doanh trong thời gian tới.
Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân qua một số bài phỏng vấn nhỏ đối với một vài vị doanh nhân Nhật Bản thành công lớn ở Việt Nam hiện tại để hiểu hơn nhé!
Điều đầu tiên phải nói đến là các doanh nghiệp Nhật Bản tỏ ra rất am hiểu tâm lý của người dân Việt Nam, từ đó khoanh vùng các đối tượng khách hàng cần nhắm tới trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Là công ty lớn nhất trong dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại Nhật Bản và chủ yếu nhắm vào đối tượng khách hàng là những người Nhật và các công ty Nhật Bản tại Việt Nam, nhưng từ năm 2014, Công ty Bảo hiểm Liên Hiệp (UIC) bắt đầu hướng về khách hàng Việt Nam.
Ông Okada Kiyoshi (51 tuổi), Tổng giám đốc UIC nhận ra khác biệt lớn nhất trong cách suy nghĩ về bảo hiểm giữa Việt Nam và Nhật Bản, đó là, đối với người Việt Nam, ôtô là món hàng mua rất đắt tiền, nó không chỉ là một món hàng mà là “một phần tài sản”.
“Người Nhật mua bảo hiểm cho xe chỉ nghĩ rằng “khi gặp tai nạn thì sẽ có bảo hiểm bồi thường”, tuy nhiên đối với người Việt, họ mua bảo hiểm với ý nghĩ “bảo vệ khối tài sản quý giá của mình”.
Ông cho biết, tại Việt Nam, phương tiện giao thông chủ yếu vẫn là xe gắn máy, vậy mà tỉ lệ tham gia bảo hiểm của xe gắn máy mặc dù là bị bắt buộc tham gia vẫn dao động ở mức 40% là nhiều.
Việc này chứng tỏ thói quen về bảo hiểm vẫn chưa được hình thành, người ta vẫn còn chưa tận dụng hết được ý nghĩa của bảo hiểm. Chúng tôi sẽ liên kết với các đại lý bán xe và khi khách hàng mua xe ôtô, đồng thời cũng sẽ mua bảo hiểm của chúng tôi. Chúng tôi đã thực hiện việc này từ đầu tháng 1/2015″, ông phân tích.
Tương tự, ông Suzuka Hideo (29 tuổi), quản lý công ty Muto Management Accompany Vietnam (MMAV), hoạt động trong lĩnh vực cố vấn về kế toán, cho rằng công việc kế toán là khâu tối quan trọng trong vấn đề nâng cao năng lực của công ty, đó là phần việc không thể thiếu được.
“Tuy nhiên ở Việt Nam, việc này được xem như là “phần tính để trả thuế, đó là công việc phải làm để công ty được tiếp tục hoạt động, đó là việc bất đắc dĩ” hoặc “nếu giảm bớt được vấn đề mà giải quyết xong hẳn được thì tốt nhất”, tôi cho rằng thật uổng phí, bỏ mất cái hay của công việc kế toán, khi suy nghĩ như vậy”, ông Hideo nói.
Hiểu được thói quen của thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản có nhiều cách để chinh phục cũng như cạnh tranh với những doanh nghiệp khác.
Theo quản lý của MMAV, ban đầu họ không có một hoạt động nào quảng cáo việc hoạt động của mình, chỉ âm thầm tăng số lượng các giao dịch một cách từ từ.
“Ban đầu là từ người quen giới thiệu cho, sau đó chủ yếu là truyền miệng và cũng từ những mối quan hệ của công ty mẹ ở Nhật Bản giúp cho tôi được nhiều khách hàng. Khách hàng của chúng tôi không chỉ là những khách hàng mới sang cần cố vấn, có nhiều đối tác đến với chúng tôi sau khi bất mãn với dịch vụ tại địa phương mà họ nhận được”, ông Hideo cho biết.
Để hướng dẫn nhân viên Việt Nam nắm bắt các bí quyết kinh doanh của Nhật Bản, MMAV gửi những nhân viên của công ty tại Việt Nam sang văn phòng công ty mẹ để làm việc thực tế trong một thời gian, cho họ trải nghiệm thực tế cách giải quyết công việc trong công ty của Nhật Bản.
Còn với UIC, họ không đơn thuần yêu cầu phía đại lý bán ôtô rằng “hãy bán bảo hiểm của UIC đi”. “Chúng tôi sẽ làm sao cho doanh số của phía đại lý tăng thật sự và không bao giờ cảm thấy tiếc khi liên kết với UIC”, Tổng giám đốc Kiyoshi chia sẻ.
Chính vì những điều trên mà các doanh nghiệp Nhật Bản đang tìm được chỗ đứng cũng như ngày càng phát triển hơn trên đất nước Việt Nam, điều này đáng để cho các doanh nghiệp trong nước xem xét và học hỏi.