Bạn đang có ý định đi du học Nhật Bản? bạn đang băn khoăn không biết mình nên mang gì khi đi du học Nhật. Du học Thanh Giang xin một số kinh nghiệm với các bạn về hành lý mang theo khi tới Nhật.
Như bạn đã biết Nhật Bản rất lạnh về mùa đông và khi đi bạn cần mang gì khi sang bên Nhật du học dưới đây chúng tôi cho bạn một số gợi ý khi mang đồ dùng sang bên Nhật .Chuẩn bị mọi thứ thật đầy đủ chưa chắc đã tốt, tham khảo kinh nghiệm của các du học sinh để chuẩn bị hành lý thật tốt. Thời gian học tập ở Nhật dài, chi phí đắt đỏ nên nếu chuẩn bị tốt những thứ cần mang sang, bạn sẽ chủ động và tiết kiệm hơn rất nhiều.
Mang gì khi sang Nhật Bản du học?
1. Số cân được mang theo
Đồ mang theo thường gồm 2 loại: Ký gửi theo máy bay và xách tay lên máy bay. Thông thường số cân sẽ như sau:
– Hành lý ký gửi: 20 kg ~
– Hành lý xách tay: Túi không quá 7 kg
Bạn phải kiểm tra số ký mang theo khi mua vé. Nếu bạn mang chất lỏng, dao kéo thì bạn phải để trong hành lý ký gửi vì lý do an ninh.
Chú ý: Nếu bạn mang quá mức quy định, khi ra sân bay bị bắt bỏ lại hay phải đóng mức phí quá cân khá cao.
2. Giấy tờ cần thiết
Bạn không được quên các giấy tờ cần thiết như:
– Hộ chiếu
– Vé máy bay
Đây là 2 thứ bắt buộc bạn phải có. Nhớ mang túi nhỏ đeo theo người và mang các giấy tờ này theo người. Đừng quên chúng ở sân bay hay bỏ vào hành lý ký gửi! Khi bạn ký gửi hành lý và lấy Boarding Pass (vé lên máy bay) thì nhớ cầm cả Boarding Pass kè kè theo người nữa.
– Học bạ cấp ba, chứng minh thư: Không cần và không nên mang theo, nhỡ thất lạc.
– Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh: Không cần và không nên mang theo.
Những thứ trên nếu ở Nhật cần thì gia đình bạn có thể scan và gửi qua được và Nhật cũng chỉ yêu cầu có bản sao là được. Tuy nhiên chắc chẳng bao giờ bạn dùng đến.
3. Ảnh thẻ
Chụp ảnh lấy ngay bên Nhật khoảng 700 yên, không rẻ nên bạn nên mang khá nhiều ảnh theo, đủ dùng trong vài năm. Bạn cũng nên lưu ảnh thẻ vào USB hay trên Internet để có gì in ảnh tại Nhật nếu cần.
4. Quần áo
Thường bạn sang vào tháng 4 (mùa xuân) hay tháng 10 (mùa thu), tiết trời sẽ lành lạnh cho nên bạn nên mang một cái áo ấm khi sang du học Nhật Bản và đừng mang nhiều áo rét quá vì sang Nhật mua cũng rất rẻ (chỉ tầm 1000 đến 2000 yên), áo Nhật lại rất ấm, nhẹ hơn hẳn Việt Nam – chống lạnh tốt hơn vì thiết kế chuyên dụng cho thời tiết ở Nhật. Mang nhiều áo rét quá thì sẽ rất tốn chỗ, lại không có lợi về kinh tế.
Ngược lại, bạn nên mang đủ nhiều áo thun, đồ lót, quần áo mỏng mặc ở nhà, v.v… và một vài áo khoác mỏng mặc mùa xuân hoặc mùa thu. Nên chọn những cái nào bạn ưng ý nhất thôi vì sang Nhật quần áo rất nhiều và cũng không hề mắc so với Việt Nam (ví dụ quần jean Uniqlo khá đẹp cũng tầm 2000 yên thôi, còn quần jean N&M ở Việt Nam cũng đã 500 ngàn rồi).
Tất nhiên là quần áo mỏng thì nên mang nhiều nhiều, vừa thay thường xuyên được lại có thể giữ ấm mà vẫn không tốn chỗ va ly.
5. Đồ dùng vệ sinh cá nhân
Hành lí mang theo khi sang Nhật nên có đồ dùng cá nhân đủ dùng vì tuy bên Nhật có thể mua được nhưng không phải lúc nào bạn cũng đi siêu thị được ngay và cũng chưa biết chỗ nào rẻ. Với lại đồ trong siêu thị có nhãn tiếng Nhật nên cũng có khả năng mua nhầm nữa.
5. Tiền
Nếu được nên mang tầm 100,000 ~ 200,000 yên (1000 ~ 2000 USD), nhớ đổi ra tiền yên, không mang tiền VND hay USD (rất khó đổi USD vì ở Nhật chỉ xài JPY).
À, nếu bạn nghĩ tới ngày nhập cảnh về VN thì có thể mang tầm 500,000 VND để mua thẻ điện thoại chẳng hạn, hay nộp những loại phí mà không tiện nói tên.
6. Thuốc, đồ dùng sức khỏe
Mang gì khi sang Nhật du học? Nên mang theo thuốc cảm cúm, đường ruột (dị ứng, ho, sốt) mà bạn thường dùng với số lượng vừa phải (đủ dùng trong 2 – 3 tháng là được), đừng mang quá nhiều vì chắc bạn chẳng bao giờ dùng tới, với lại bạn đi du học thì thường khá trẻ và khỏe, không khí và đồ ăn bên Nhật lại rất sạch nên cũng khó có gì xảy ra.
7. Đồ ăn, đồ uống
Đồ uống: Không nên mang theo vì bên Nhật đồ uống chất lượng rất cao và giá rất rẻ (1 lít nước cam hay táo là 100 yên, 1 lít sữa là 100 yên => Rẻ gấp 2 – 3 lần giá cả tại Việt Nam), ngoài ra bạn cũng không xách tay được đồ uống lên máy bay (và cũng không cần vì máy bay có phục vụ đồ uống) vì lý do an ninh. Bạn chỉ nên mang nước suối để tránh mất nước khi đi tới sân bay thôi.
Đồ ăn: Nếu bạn muốn tiết kiệm, bạn nên mang theo.
Đừng mang hành lý nhiều quá vì bên Nhật cái gì cũng có, và giá rẻ hơn ở Việt Nam (về trứng, tàu hũ, v.v…). Mỳ ăn liền và chà bông để thời gian đầu tiết kiệm tiền và chưa hợp khẩu vị đồ ăn Nhật mà thôi. Đằng nào thì bạn cũng không thể ăn mỳ liên tục được!
8. Máy tính xách tay, điện thoại
– Máy tính xách tay: Nếu máy tính bạn vẫn xài được tốt thì nên mang theo, vì điện máy tính là 100 – 240 V nên có thể sạc điện tại Nhật (ở Nhật dùng điện 100 V).
– Điện thoại: Chú ý là băng tần điện thoại Nhật Bản và Việt Nam khác nhau, nên có mang sang cũng không xài được.
9. Từ điển, kim từ điển
Kim từ điển bên Nhật thường là Nhật – Anh, Nhật – Nhật nên khi bắt đầu du học Nhật Bản bạn nên mang theo:
– Mang từ điển giấy cả Việt – Anh lẫn Anh – Việt, loại tốt tức là có câu ví dụ đàng hoàng.
– Nếu được: Mang từ điển giấy loại hai chiều Việt – Nhật, Nhật – Việt. Tuy nhiên chắc không có từ điển nào hay, nhiều khi cũng không chính xác lắm.
10. Con dấu
Ở Nhật người ta dùng con dấu cá nhân. Khi làm tài khoản ngân hàng bắt buộc bạn phải làm con dấu. Thường thì trường Nhật ngữ sẽ đặt làm con dấu giúp bạn, giá khoảng 2000 yên (20 USD). Nếu bạn muốn tiết kiệm khoản này bạn có thể tự làm con dấu trước ở Việt Nam (nhớ làm loại nào bền vào nhé, mất con dấu là làm thủ tục ngân hàng báo mất đó). Thường nếu bạn tên là gì thì làm con dấu tên đó, ví dụ tên là HƯƠNG thì làm con dấu tên HUONG hay HƯƠNG chẳng hạn.
Người Nhật thì làm con dấu là họ của họ, ví dụ 高橋 (Takahashi). Hàng 100 yên cũng bán con dấu, nhưng là các họ người Nhật, đôi khi có chữ kanji lẻ như 香 (Hương) chẳng hạn, nhưng ít. Bạn không định lấy tên là Inoue gì đó đấy chứ??
Con dấu cá nhân thường rất nhỏ, chỉ tầm 1 ngón tay, đường kính là tầm 1 cm thôi nhé. Nếu trường làm thì nên dặn họ làm thêm cả dấu tiếng Việt cho nó sang trọng.